Đỉnh cao của sự tĩnh lặng là tối giản với phong cách Zen.

Đỉnh cao của sự tĩnh lặng là tối giản với phong cách Zen – Phong cách Zen là sự kết hợp giữa nội thất truyền thống Nhật Bản và phong cách tối giản Minimalism, dẫn dắt yếu tố thiên nhiên vào trong các công trình kiến trúc một cách khéo léo. Zen đã truyền cảm hứng về sự giản dị, góp phần giúp không gian trở nên thanh tịnh và lôi cuốn hơn.

Tạo ra nguồn năng lượng tự do luân chuyển trong không gian đồng nghĩa với việc loại bỏ tất các chướng ngại vật.Tất nhiên là bạn không thể loại bỏ hết các bức tường nhà mình, nhưng bạn có thể tưởng tượng ngôi nhà của mình như một dòng suối trong veo – một không gian sống mở không giới hạn. Trong đó, các phòng dễ dàng hòa tan cùng với nhau, các cửa ra vào thì gần như vô hình, mắt bạn luôn được hướng vào một khoảng không gian trống trãi.

Không gian là dòng chảy vô tận

Vận dụng phong cách Zen trong thiết kế nội thất tối giản (minimalist furniture) 1

 

Thay vào đó là những thiết kế nội thất tối giản với những chi tiết giản đơn, không cầu kỳ nhưng hợp lý. Những thay đổi này đều hướng đến một không gian sống giản đơn, nơi trí tưởng tượng, khả năng tập trung của bạn được cải thiện qua từng ngày.

Màu sắc theo triết lý Zen

Zen được xem là hiện thân của sự giác ngộ, nơi cho ta biết mình là ai trong cuộc đời này. Vì vậy ánh sáng được xem là màu sắc chủ đạo của trường phái Zen. Ánh sáng trong Zen có thể  đến từ nhiều nguồn có thể là tự nhiên, hay nhân tạo nhưng nó đều có một mục đích tạo ra bầu không khí thông thoáng bên trong nhà hơn là chỉ để chiếu sáng. Màu sắc sử dụng trong Zen càng tự nhiên thì càng tạo cảm giác yên bình, gần gũi với không gian sống xung quanh. Tất cả màu sắc tư nhiên của tre, đá, màu trung tính của tường, trần nhà hay màu tự nhiên của rèm cửa tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên điểm đối xứng cho không gian.

Vận dụng triết lý Zen trong thiết kế nội thất tối giản (minimalist furniture) 2

Ánh sáng giữ vai trò chủ đạo trong phong cách Zen

Đơn điệu là thế nhưng cũng đừng bỏ qua những đồ nội thất sáng màu, những thứ có thể đem lại năng lượng tích cực cho không gian của bạn như một chiếc bàn sơn mài màu đỏ trong lối vào, một tấm đệm lót sàn màu xanh sống động trong phòng làm việc hoặc một mặt dây chuyền màu cổ kính.

Thiết kế không gian lưu trữ

Đơn điệu là thế nhưng cũng đừng bỏ qua những đồ nội thất sáng màu, những thứ có thể đem lại năng lượng tích cực cho không gian của bạn như một chiếc bàn sơn mài màu đỏ trong lối vào, một tấm đệm lót sàn màu xanh sống động trong phòng làm việc hoặc một mặt dây chuyền màu cổ kính.

Vận dụng triết lý Zen trong thiết kế nội thất tối giản (minimalist furniture) 3

 

Điều đầu tiên là gia tăng không gian lưu trữ với những tủ thiết kế âm tường hoặc những bảng ghim để lưu giữ vật dụng hằng ngày mà không chiếm dụng diện tích. Hoặc bạn có thể tận dụng không gian mudroom thành nơi bố trí những nội thất tối giản phong cách wabi-sabi để đựng các vật dụng đi ra ngoài như giày, mũ, ủng, áo khoác, túi nilon. Hay tự bạn giải phóng tủ quần áo bằng cách lựa chọn những bộ mình hay dùng nhất.

Nội thất sáng tạo, linh hoạt

Khác với thiết kế nội thất mang tính công nghiệp (McMansions design), thiết kế nội thất tối giản theo phong cách zen đề cao đến tính tối giản ở mọi khía cạnh. Hướng đến giải pháp cho những xung đột thường thấy giữa tiện nghi và chiếm dụng không gian sống.

Vận dụng triết lý Zen trong thiết kế nội thất tối giản (minimalist furniture) 4

Vận dụng triết lý Zen trong thiết kế nội thất tối giản (minimalist furniture) 5

Nội thất sáng tạo, linh hoạt

Sự kết hợp của triết lý Zen vào trong thiết kế nội thất đã cho ra đời những nội thất đa năng, vừa đảm bảo yếu tố tối giản vừa cân bằng được những tiện nghi vốn có. Điển hình với những căn hộ Studio việc sở hữu những nội thất đa năng vừa làm giường ngủ hay vừa có thể biến thành bàn trà, giúp bạn tiết kiệm không gian cũng như giúp năng lượng tích cực lưu thông xuyên suốt giữa các phòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *